Nghề làm mộc là một ngành nghề có sự yêu cầu cực kì cao về những kĩ năng làm việc điêu luyện trên chất liệu gỗ. Và để có thể sở hữu cho bản thân mình những kĩ năng đó thì ta cần phải có những kiến thức cơ bản về nghề mộc, trong đó nhất là phải có sự hiểu biết tường tận về những công cụ cơ bản của một bộ đồ nghề làm mộc.
Nghề mộc ngày nay cũng có cho bản thân ngành nghề này nhiều loại đồ nghề và dụng cụ để phục vụ cho việc thi công và chế tác. Đó có thể là những bộ đồ nghề cực kì đơn giản cho đến những thiết bị tinh vi và đầy tính phức tạp. Tuy nhiên, ta có thể chia một bộ đồ nghề cơ bản làm hai nhóm là nhóm những đồ nghề mộc thủ công và nhóm những đồ nghề mộc sử dụng điện.
Những dụng cụ làm mộc thủ công
- Cưa cầm tay: Đây là một trong các công cụ mà người thợ mộc không thể thiếu để có thể giúp người thợ cắt bỏ những đoạn gỗ thừa sau khi đo đạc. Trên thị trường hiện nay có nhiều loại cưa cầm tay với nhiều loại kiểu dáng và xuất xứ khác nhau mà người thợ mộc có thể lựa chọn và sử dụng cho phù hợp với nhu cầu.
- Thước đo: Được dùng như đúng tên gọi của nó là để đo đạc các kích thước về chiều dài, chiều rộng, chiều sâu, hay đo các góc độ… cho nên có thể coi đây là một vật dụng cực kì cơ bản và thiết yếu để có thể tạo ra một sản phẩm của nghề mộc. Thước đo cũng có cho mình nhiều loại kiểu dáng khác nhau để phù hợp cho quá trình làm việc của từng người thợ.
- Búa: Đây chính là một công cụ không thể thiếu khi lắp ráp sản phẩm, công cụ này giúp đóng đinh, gõ hay cố định các vị trí. Khi chọn búa cần chọn những loại có trọng lượng nhỏ và cầm vừa tay để phù hợp nhất với vai trò đóng đinh và gia cố các vị trí của các bộ phận.
- Bào tay: Công cụ này giúp làm mịn bề mặt của gỗ.
- Đục tay: Công cụ này là trợ thủ đắc lực trong việc chỉnh sửa hay tạo các lỗ, các góc vuông hay góc cạnh cho sản phẩm.
- Đinh, vít: Đây là các nguyên liệu quan trọng để gia cố cho độ chắc chắn của sản phẩm, mặc dù ngày nay cũng có những phương pháp gia cố các bộ phận mà không cần dùng đến đinh vít nhưng chúng lại cần nhiều thời gian để thi công, cho nên đinh, vít vẫn là một sự lựa chọn hoàn hảo để gia cố và lắp ráp các bộ phận lại với nhau. Khi chọn mua đinh vít cần lưu ý đến loại gỗ và độ dày của gỗ đang thi công để chọn mua các loại đinh vít thích hợp nhất.
- Giấy giáp hay còn gọi là giấy nhám: Đây là công cụ cho việc hoàn thiện và giúp sản phẩm trở nên đẹp và mắt bắt hơn. Bên cạnh đó, nó còn giúp loại bỏ được các xơ gỗ từ đó giúp cho tấm gỗ được bền và bỏng bẩy hơn.
Những dụng cụ làm mộc sử dụng điện (điện AC hoặc điện DC)
- Máy bắt vít: Giúp cho công việc đóng vít của bạn trở nên dễ dàng hơn khi phải bắt vít một cách thủ công bằng tua vít.
- Máy cưa lọng cầm tay: Đây là một loại máy cưa phổ biến có thể giúp bạn di chuyển linh hoạt và cũng có thể đặt máy cưa cố định trên bàn khi cần. Công cụ này có chức năng các các đường cong (máy Bosch), cắt đường thẳng (máy Makita).
- Máy mài cầm tay: Công cụ này được dùng khi vào giai đoạn gia công, khi chế tác các bề mặt gỗ, đá hay kim loại để có thể giúp mài nhẵn các chi tiết, các mối hàn hoặc các cạnh sắc ở những vị trí khác nhau.
- Máy bào gỗ: Công cụ hỗ trợ cho người thợ mộc gia công gỗ, giúp bào nhẵn bề mặt đồ gỗ, từ đó làm nâng cao lên giá trị của sản phẩm, đồng thời cũng giúp cho việc chế tác được dễ dàng hơn.
- Máy chà nhám rung: Công cụ này có chức năng chủ yếu là chà mịn những mặt phẳng cho phù hợp với nhu cầu sử dụng của người dùng.
Qua bài viết trên, chúng tôi đã giới thiệu cho các bạn những thông tin về một bồ độ nghề mộc. Hi vọng bài viết sẽ là nguồn thông tin bổ ích cho những người có mong muốn được trở thành một người thợ mộc.
Viết bình luận
Bình luận
Hiện tại bài viết này chưa có bình luận.